Thứ Năm, 25 tháng 9, 2008

Mỹ thuật nguyên thủy Việt Nam

Mỹ thuật nguyên thủy Việt Nam

Mở Đầu
Dân tộc Việt Nam chúng ta có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước suốt mấy nghìn năm lịch sử. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, dân tộc ta không những chiến thắng hai cuộc chiến tranh trường kỳ ác liệt, xây dựng một nước Việt nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mà còn tạo nên một nền mỹ thuật phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Mặc dù mỗi lần đất nước bị xâm lăng lại một lần nền văn hoá dân tộc bị thử thách, bị tàn phá, kẻ thù luôn muốn đồng hoá nền văn hoá của chúng ta. Nhưng với tinh thần đấu tranh anh dũng của dân tộc, cho nên đến nay nền văn hoá nghệ thuật của chúng ta không những không bị đồng hoá mà bản sắc dân tộc còn được khẳng định hơn. Chính vì thế ngày nay chúng ta giữ được nhiều tác phẩm có giá trị kể các tác phẩm thời nguyên thuỷ.
Năm 1960, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy di tích núi Đo thuộc xã Thiệu Khanh, Huyện Thiệu Hoá, Tỉnh Thanh Hoá. Hàng ngàn khảo cổ được phát hiện. Mặc dù đó là Mảnh rước, Hạch Đá, các công cụ chặt, nạo, rìu.... Được chế tác rất thô sơ và nghèo nàn về loại hình, song nó đã chứng tỏ rõ sự có mặt làm ăn sinh sống của những người nguyên thuỷ trải dài trên đất nước Việt Nam của chúng ta.Di chỉ núi Đo được xếp tương đuơng với giai đoạn Sen và đầu Asơn thuộc do thời kỳ đồ đá cũ, cách ngày nay khoảng 30 vạn năm. Mặc dù vậy phải trải qua một thời gian dài chúng ta mới tìm được một số hình khắc những dấu hiệu đầu tiên của mỹ thuật Việt Nam thời Nguyên Thuỷ. Trên cơ sở đó đến cuối thời kỳ đồ đá mới, mỹ thuật đã phát triển hơn một bước nửa so với thời kỳ trước, tuy vậy phải đến thời kỳ đồ đồng, chúng ta mới tìm được nhiều tác phẩm mỹ thuật thuộc nhiều loại nghệ thuật tạo hình. Những tác phẩm quý báu là nguồn tư liệu cho các thế hệ con cháu ngày nay tìm hiểu và học tập vốn tinh hoa của nghệ thuật truyền thống ông cha ta ngày xưa.
Quay về với thời kỳ xa xưa nhất của lịch sử mỹ thuật dân tộc, chúng ta thử đi tìm hiểu về sử hình thành và phát triển của mỹ thuật Việt Nam, những loại hình nghệ thuật tạo hình nào xuất hiện sớm nhất? Mỹ thuật nguyên thuỷ Việt Nam có phong phú, đa dạng như nghệ thuật nguyên thuỷ thế giới hay không? Trong xã hội thời nguyên thuỷ, trình độ mỹ thuật phát triển ở mức độ nào? Mỹ thuật thời nguyên thuỷ có những đặc điểm đặc trưng cơ bản nào?

Kỳ Đồ Đá Cũ
Di tích núi Đo – Thanh Hoá được xếp vào thời kỳ đồ đá cũ. Đây là nơi cư trú của người việt cổ, đồng thời cũng là nơi chế tạo ra các công cụ bằng đá thô sơ, đó là những mảnh tước, công cụ chặt, rìu tay, nạo ... Thời kỳ này cách chúng ta mấy vạn năm và là thời kỳ tổ chức xã hội đang hình thành. Trải qua quá trình phát triển, con người dần dần bước vào chế độ thị tộc nguyên thuỷ. Để có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, con người phải tụ họp lại với nhau sống thành những bầy người trong các hang động tự nhiên với công cụ thô sơ, họ sống chủ yếu bằng săn bắn, hái lượm.
Đến thời kỳ đồ đá cũ, người Việt cổ đã cư trú trên một địa bàn khá rộng. Các di tích khảo cổ học đã cho chúng ta thấy di tích của thời kỳ này có ở nhiều nơi : Miền Bắc từ Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu đến Bắc Ninh, Bắc Giang. Miền Trung từ Thanh Hoá, Nghệ An đến Quảng Trị. Thời kỳ này các bầy người Nguyên Thuỷ đã tập hợp lại với nhau, thành các thị tộc, bộ lạc, mỗi thị tộc gồm vài ba thế hệ cùng huyết thống. Nhiều thị tộc đã hợp lại thành một bộ tộc. Đến thời kỳ này kỹ thuật chế tác đồ đá đã tiến thêm một bước. Nếu thời kỳ núi Đo người nguyên thuỷ dùng đá ba gian để chế tạo công cụ, thì thời kỳ này con người lại dùng các đá cuội tìm được ở các bãi sông. Những viên đá cuội được ghẽ đẹo cẩn thận trở thành các công cụ lao động hiệu quả hơn so với thời kỳ trước. Các di tích của các bộ lạc thời kỳ này được gọi là văn hoá SơnVi. Văn hoá Sơn Vi thuộc xã Sơn Vi, Huyện Sông Thao, Tỉnh Phú Thọ. Đây cũng là nơi đầu tiên phát triển ra những hiện vật của văn hoá cuối thời kỳ đồ đá cũ. Văn hoá Sơn Vi cách ngày nay chừng một vạn năm đến 18000 năm.
Ngày nay, nhờ sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, với nhiều phương tiện, thiết bị và điều kiện làm việc các nhà khảo cổ học đã phát hiện thêm nhiều di tích văn hoá Sơn Vi: Năm 1993 tìm được di tích văn hoá ở huyện Do Linh (Quảng Trị), năm 1994 phát hiện thêm di tích văn hoá Sơn Vi ở đảo Cồn Cỏ. Những phát hiện mới này cho thấy rõ hơn về lịch sử thời kỳ đầu tiên của dân tộc chúng ta.

Thời kỳ đồ đá giữa
Sau văn hoá Vi Sơn, Người Việt cổ bước vào thời kỳ đồ đá giữa, tương đương với nền văn hoá Hoà Bình. Xã hội Nguyên Thuỷ chuyển sang thời kỳ Hoà Bình đã tiến thêm một bước cao hơn. Ngoài cuộc sống săn bắn, hái lượm, các cư dân văn hoá Hoà Bình đã bắt đầu làm nông nghiệp. Những dấu vết về một nền nông nghiệp sơ khai được tìm thấy ở nhiều nơi như: Hang Sủng Sàm – Hoà Bình (11.365 ± 80 năm cách ngày nay, Hang Thẩm Khương – Lai Châu, hoặc hang Xóm Trại – Hoà Bình ..
Đến thời kỳ văn hoá Hoà Bình , con người đẫ định cư lâu dài hơn so với thời kỳ đồ đá cũ. Nếu ở núi Đo – Thanh Hoá không có kết cấu tầng văn hoá, thì đến văn hoá Hoà Bình có tầng văn hoá dày tới 3,7 m. Năm 1930, Cô-La-Ni khai quật ở Quảng Bình, Ninh Bình cũng gặp di chỉ văn hoá tương tự như ở Hoà Bình. Ngoài dấu vết của văn hoá Hoà Bình, còn tìm thấy ở Hạ Long, Nghệ An. Con người thời kỳ này thường làm lều, nhà cửa ở Hang gần sông suối. Bên cạnh các công cụ Lao động bằng đá còn tìm được các công cụ, vũ khí bằng tre, nứa, xương, sừng rất phong phú. Đồ trang sức bằng vỏ sò, ốc, xương thú. Điều này cho thấy cuộc sống của các bộ lạc người Việt Cổ đã phát triển thêm một bước. Cùng với săn bắn, hái lượm, con người đã biết trồng trọt. Nền văn minh nông nghiệp bắt đầu được hình thành. Tín ngưỡng tôn giáo bắt đầu xuất hiện với hình thức sơ khai nhất : tô tem giáo (thờ vật cổ).

Thời kỳ đồ đá mới
Thời kỳ đố đá mới bắt đầu vào khoảng thiên niên kỷ VI trước công nguyên. Địa bàn cư trú của người Việt cổ lan rộng trong cả nước, từ miền núi tới miền biển và miền trung du, dân số ngày càng tăng. Sách Lịch Sử – Nhà Xuất Bản Giáo Dục, xuất bản năm 1988 viết các bộ lạc chủ nhân văn hoá Hoà Bình đã tạo nên văn hoá Bắc Sơn từ trong quá trình tiến hoá của họ. Công cụ sản xuất thời kỳ văn hoá Bắc Sơn đã tiến bộ hơn trước rất nhiều. Vẫn là
Những công cụ bằng đá cuội, song kỹ thuật chế tác không dừng lại ở ghè, dẻo. Các cư dân thời kỳ này đã biết sử dụng kỹ thuật mài đá tạo ra các lưỡi rìu, mài có tra cán. Với công cụ lao động mới, năng suất lao động đã tăng lên rất nhiều. Chăn nuôi, trồng trọt phát triển mạnh. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ cách mạng đồ đá . Ngoài công cụ và đồ dùng bằng đá, dân cư thời này đã biết chế tạo ra đồ gốm. Như vậy, có thể nói cuộc sống sinh hoạt, làm ăn của cư dân thời kỳ đồ đá mới tiến bộ hơn rất nhiều so với thời kỳ trước. Bên cạnh việc săn bán , hái lượm, nhiều nghề mới xuất hiện như trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá. Nghề nông bắt đầu hình thành trong thời kỳ đồ đá giữa đến nay tiếp tục phát triển và trở thành một trong những ngành chính. Cây trồng quan trọng và chủ yếu chính là cây lúa. Đời sống vạt chất phát triển, kéo theo sự phát triển cảu đời sống tinh thần. Đồ trang sức được chế táởctên nhiều chất liệu phong phú như Đá, đất nung, vỏ trai,..và nhiều thể loại khác nhau như : vòng tay, vòng cổ, khuyên tai,.. Điều này chúng tor nghề thủ công đã rất phát triển. Ngoài việc chế tạo công cụ lao động, công cụ gia đình, đồ trang sức, đồ gốm, con người kỳ này còn biết dệt vải.
Trong các mộ cổ được khai quật và qua cách chôn người chết, chúng ta có thể hiểu thêm nhữn quan niệm người việt cổ về cuộc sống sau khi chết của con người. Trong ngôi mộ chúng ta đã tìm được nhiều xương sọ và các xương khác được tô màu đỏ cùng các vật dụng, công cụ lao động. Điều đó cho thấy trong tư duy của người Nguyên Thuỷ đã hình thành quan niệm về một thế giới khác tồn tại chỉ khi con người từ giã cuộc sống ở thế giới đó con người vẫn làm ăn sinh sống như thế giới thực tại.
Thời kỳ đồ đá mới là giai đoạn cuối của thời kỳ Nguyên thuỷ. Tư duy của con người ngày một phát triển phong phú hơn. Bàn tay ngày một khéo léo hơn. Phân công lao động trong một bộ lạc ngày một rõ ràng, cụ thể và chuyên môn hoá hơn. Đời sống ổn định lâu dài hơn. Tất cả những điều đó là sự chuẩn bị cho việc ra đời một chế độ xã hội mới và sự hoàn thành nhà nước ở giai đoạn sơ khai nhất.

Quá trình phát triển mỹ thuật nguyên thuỷ
Thời ky Nguyên thuỷ lẽ là thời kỳ dài nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Đồng thời cũng là thời kỳ sự phát triển chậm chạp nhất. Mặc dù vậy cùng với sự nhích dần chậm chạp ấy, con người cũng đã dần tiến tới một đời sống thẩm mỹ. Cùng với lao động, với cái có ích, với cái đẹp cũng dần xuất hiện. Trải qua một thời gian lâu dài đến thời kỳ đồ đá giữa, con người đã bắt đầu sáng tạo ra những hình khắc đầu tiên, mở đầu cho một nền mỹ thuật phát triển sau này.
Mỹ thuật thời kỳ đồ đá giữa ( cách ngày nay khoảng một vạn năm ) năm 1926 nhà khảo cổ học người Pháp, Ma - Đô- Len – Cô La Ni, đã đổ nhiều tâm sức nghiên cứu về nền văn hoá Hoà Bình, và đến năm 1932, Hội nghị Quốc tế đã công nhận những nghiên cứu khảo cổ học của bà. Thuật ngữ văn hoá Hoà Bình chỉ chung cho cả vùng văn hoá Đông Nam á, trong đó có Việt Nam với những di tích khảo cổ ở Hoà Bình, Ninh Bình.
Trong lịch sử mỹ thuật thế giới đến cuối thời kỳ đồ đá cũ, đã xuất hiện những dấu vết đầu tiên về nghệ thuật tạo hình ở Việt Nam, thời kỳ đồ đá cũ của văn hoá Sơn Vi, tìm được chủ yếu là Hòn Nghè và các công cụ chặt. Để chia các giai đoạn văn hoá các học giả cho rằng nếu chỉ dựa vào hình thái công cụ là chưa đủ mà phải dựa vào cấu tạo địa tầng di tích hoá của động thực vật ở tầng văn hoá. Văn hoá Hoà Bình được xếp với thời kỳ đồ đá giữa và dần dần phát triển sang thời kỳ đồ đá mới. Trong nhiều di tích thuộc nền văn hoá Hoà Bình chúng ta đã tìm được những dấu hiệu mỹ thuật đầu tiên. Mặc dù đó chỉ là những hình khắc đơn giản về nội dung và bằng trình độ tạo hình sơ khai, nhưng sự xuất hiện của những hình khắc đã khẳng định được sự ra đời của nghệ thuật tạo hình của người Việt cổ. Văn hoá Hoà Bình là một khâu phát triển nằm trong truyền thống văn hoá nghệ thuật đá cuội nảy sinh ở Đông Nam á và phát triển từ sơ kỳ đồ đá cũ đến thời đại đồ đá mới.
Thời kỳ này con người vẫn ở trong hang động nghệ thuật văn hoá Hoà Bình cũng chính là nghệ thuật Hang Động. ở hang động Lan Gan ( Hoà Bình), người ta tìm được mũi dùi làm từ xương thú. Hình sống các lá mọc so le đan thành hình ngọn cây được khắc ở đầu nhọn của mũi dùi . Mặc dù rất nhỏ, song hình lá được khắc rõ, chi tiết. Bốn trong sáu chiếc lá còn lại còn khắc cả đường gân song song. Những hình khắc đó vừa mang lại vẻ đẹp cho mũi dùi, lại còn có tác dụng về mặt kỹ thuật. hay nói cách khác ở thời kỳ sơ khai của nghệ thuật tạo hình dân tộc, mỹ thuật luôn chỉ dùng cái có ích, hình chạm với công cụ lao động một cách hữu cơ và tạo nên một nền tổng thể.
Mặc dù vậy, phải đến các hình khắc trong hang động nơi thuộc xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình, chúng ta mới chứng kiến được hình vẽ, nhưng tác phẩm hoàn thiện và độc lập hơn, chúng tỏ sự phát triển thêm một bước của mỹ thuật Nguyên thuỷ. Trên vách đá lớn đi vào hang Đồng Nội có bốn hình khắc với nét sâu và to. Trong đó có 3 hình mặt người và một hình mặt thú. Mặt người ngoài
cùng, có lẽ do mưa nắng nên đến nay chỉ còn một nửa. Ba hình khắc được xếp
thành một nhóm. Mặt to nhất với kích thước 31 cm.

các chi tiết mặt mũi miệng rõ ràng cân đối. Nét khắc dứt khoát, khoẻ, khuôn mặt vuông vức, đôi mày đậm gợi cho người xem cảm giác đây là chân dung người đàn ông. Hai mặt người hai bên có đặc điểm tạo hình khác với hình ở giữa, Hình bóng (cao 13cm rộng 18cm) nét khắc mảnh và mềm mại hơn. Nét cong của khuôn mặt được thể hiện rõ gợi khuôn mặt nữ hơn, Nét cong của chi tiết của nét mặt mũi miệng, gần nhau. Đặc biệt phía trên đầu của 3 hình khắc đều có hình gần giống chữ Y. Hình này gợi nhớ đến hình sừng thú, có nhiều giả thuyết về hình này, song tập trung gồm hai giả thuyết. Đây là một cách hoá trang để có thể lại gần các con thú. Đồng thời cũgn có thể là một nghi lễ với một hình thức thờ phụng gì đó củangười Việt coỏ. Nhóm thứ 2 là hình khắc mặt thú có kích thước to nhất ( cao 57 cm, rộng 51cm) với đặc điểmmiệng rộng, mắt tròn, cái mũi to và có sừng. Dưới miệng các nghệ nhân còn khắc 2 rạch dọc, tạo được sự cân bằng cho bố cục.
Bốn hình khắc ở hang động Đồng Nội một mặt chửng tỏ tư duy hình tượng và nghệ thuật của người Việt thời Nguyên thuỷ đã tiến thêm một bước. Từ những hình đơn giản độc lập đã tiến thêm một bước có ý thức. Mặt khác, trong các hình khắc đã bộclộ khả năng quan sát và tỷ lệ thể hiện mặt người, thú tương đối cân đối và hoàn thiện. Ngoài ra còn thể hiện tài năng khéo léo của bàn tay qua nét khắc khoáng đạt và phong phú về độ sâu, độ to nhỏ, cứng cáp hoặc mềm mại. Chỉ bằng bón hình khắc đơn giản nhưng gợi cảm người nghệ nhân Nguyên thuỷ đã cho chúng ta ngày nay nhiều hiểu biết, suy đoán về con người và cuộc sống Nguyên thuỷ xưa.
Mỹ thuật thời kỳ đồ đá (cách ngày nay khoảng 5000 năm) theo các nhà khảo cổ học, thời kỳ đồ đá mới trên thế giới bắt đầu từ thiên niên kỷ VI đến thiên niên kỷ III trước công nguyên (TCN) ở thời kỳ này nghệ thuật tạo hình phát triển đa dạng, phong phú đề tài rộng sâu hơn. Trong các tác phẩm chú ý đến tính đối xứng và nhịp điệu, sự lặp lại các yếu tố hình tượng.
ở Việt Nam, thời kỳ đồ đá mới để lại dấu vết của nhiều nền văn hoá : Văn hoá Bắc Sơn , văn hoá Quỳnh Lưu, Văn hoá bàu Tró, văn hoá Hạ Long.. đến cuối thời kỳ đồ đá mới trên toàn bộ nước ta đã tụ cư nhiều nhóm bộ lạc trồng lúa. Họ có kỹ thuật chế tạo đồ đá, đồ gốm tương tự như nhau. trên cơ sở đó, nghệ thuật tạo hình cũng phát triển ở nhiều nơi khác nhau từ miền núi đến miền biển, đồng bằng,.. dấu vết của văn hoá Bắc Sơn tìm được ở nhiều nơi như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hoà Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình. Tuy vậy di tích nổi tiếng của văn háo Bắc Sơn là hang Chàm Khách huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
ở thời kỳ này, người Nguyên thuỷ đã biết làm đồ gốm. Dấu vết về đồ gốm tìm thấy ở nhiều nơi như ở Quỳnh Văn ( Quỳnh Lưu – Nghệ An), Bàu Tró (Đồng Hới – Quảng Bình) hang Mai Pha (Lạng Sơn, hang Ninh Cầm ( Quảng Bình),.. Cùng với sự phong phú về kiểu dáng là hệ thống đa dạng các hoa văn trang trí trên đồ gốm như hoa văn khắc vạch, dấu vặn thừng(Bàu Tró), hoa văn song song, ô quả trám, hình chữ S (Hạ Long), hoa văn hoa thị bốn cánh (Mai Pha – Lạng Sơn) hoa văn hình tròn nhỏ (Nghệ Tĩnh) hoa văn ô trám, gân lá, hoa văn hoa sáu cách vặn thừng (Minh Cầm)..
Cùng với ặ ngẫu nhiên người Nguyên thuỷ phát hiện ra đồ gốm, những hoa văn đầu tiên cũng ngẫu nhiên xuất hiện. Bắt đầu là những dấu nan đan, dấu vân tay còn lại trong quá trình nặn, làm đồ đựng nước dần dần được thay đổi, phát triển thành một hệ thống hoa văn phong phú. Tất cả đều được bắt nguồn từ hiện thực, từ những hình mẫu có sẵn trong tự nhiên được đơn giản hay cách điệu hoá. Các hao văn này ngoài mục đích trang trí cho đồ gốm, còn tạo sự tiện dụng như bưng đồ di chuyển,..
Một số đồ gốm được tìm thấy ở Minh Cầm, Bàu Tró còn được trang trí bằng những băng màu đỏ rộng từ 10mm đến 25mm, hoặc những đường song song. Ngoài ra còn tìm được những vỏ ốc, rùi đá được nhuộn màu đỏ cùng với những miếng thổ hoàng đỏ, những mảnh đá, vỏ sò, vỏ ngoà, dùng để nghiền màu, đựng màu. Những vỏ ốc, rùi đá tô màu đỏ lằnhngx vật chèn theo người chết. Như vậy đên thời kỳ đồ đá mới ngoài khẳ năng tạo hình và trang trí, người Nguyên thuỷ đã biết dùng màu sắc, nhất lầmù đỏ thổ hoàng. Theo cô giáo sư Chu Quang Trứ, một số nước một số dân toọc trên thế giới như người Mê – La – Niêng – Diêng, người Tân - Đê lan.. dùng sả phẩm màu đỏ trong một số tục lệ liều thị sức sống và sự tái sinh. Người Việt từ thời Nguyên thuỷ đến nay vẫn sử dụng màu đỏ nhiều trong đám tang, có lẽ không nằm ngoài mong muốn đó. Thế giớ tìm được rất nhiều hình vẽ chứng tỏ sự có mặt của một nền hội hoạ, nhưng về nghệ thuật chạm khắc trên đất đá, ở mỹ thuật Nguyên thuỷ Việt Nam lại thấy khá nhiều. Có tác phẩm thì đơn giản như chạm trên viên cuội dài 10cm ở Đông Kỳ ( Thái Nguyên).
Trên viên cuội có hình khắc ở cả hai mặt. Mặt này là những hình họ, chủ yếu là hình vuông, được sắp xếp như một mặt người theo kiểu kỷ hà. Mặt kia là một chân dung người đã chỉ nét mắt, mũi, miệng được tạo bởi những chấm chấm. Tuy sự thể hiện còn rất đơn giản, tỉ lệ chưa chuẩn xác, nhưng hình chạm ở đây đã có biểu cảm. Một số tác phẩm còn thể hiện ở tính trang trí và tượng trưng như tác phẩm bằng đất sét vàng (10 x 4 x 0,7 cm ) tìm thấy ở Nghinh Tắc (Thái Nguyên).
Bố cục trên bề mặt tác phẩm được chia làm hai phần. Phía ngoài là 15 nhóm khắc vạch xếp xung quanh. Mỗi nhóm có 34 vạch khắc. Bên trong được bố trí thành 8 đường song song. Mỗi đường được tạo nên bởi những hình giống chữ kể liên tiếp. Nhìn vào tác phẩm này có thể gợi cho chúng ta liên tưởng đến một khu vườn, một mảnh ruộng với những hàng cây đều đặn và hàng rào xung quanh. Tuy vậy mọi sự áp đặt so sánh đều không chính xác, đôi khi còn giảm giá trị nghệ thuật. Nhưng vượt lên tất cả những điều đó, tác phẩm đã cho chúng ta thấy một khẳ năng tạo hình, trang trí của người Việt Nguyên thuỷ . Cho dù nó biểu hiện cái gì nhưng có một điều rõ ràng là ở đây có sự sắp xếp các mảnh khắc vạch cân đối, thuận mắt thuận nhìn với ý thức bố cục cụ thể, Điều này dễ nhận thấy khi ta quan sát tác phẩm.
Mỹ thuật Nguyên thuỷ Việt Nam tuy có những đột phá, nhưng so với mỹ thuật Nguyên thuỷ thế giới chúng ta còn thua xa vì ở Việt Nam thời kỳ này đỉnh cao là khắc mặt người, tỉ lệ chưa cân đối, nhưng mỹ thuật Nguyên thuỷ thế giới đã tác đựơc tượng, tuy tỉ lệ còn ước lượng như tượng "vệ nữ ViLen – Doóc'.
Họ đã biết cách vẽ những con vật gần gũi với cuộc sống của họ, hình vẽ mang tính chất tả thực như hình "Đàn Hươi qua sông – Hang Mêri"
qua đó ta thấy so với nghệ thuật Nguyên thuỷ thế giới thì mỹ thuật Nguyên thuỷ còn kém xa. Ngoài ra mỹ thuật Nguyên thuỷ thế giới về chất liệu điêu khắc phong phú hơn. Họ có thể khắc trên xương, sừng, ngà voi, hay đá mềm. Còn ở Việt Nam thời Nguyên thuỷ họ chỉ mới biết khắc trên đá cuội, trên hang đá. Về nghệ thuật điêu khắc thì chưa ra đời (thời kỳ Văn Lang Âu Lạc), An Dương Vương đứng đầu tồn tồn từ thế kỷ thứ III TCN đến năm 179 TCN chúng ta mới thấy những hình khắc trên trống đồng, tượng ở trên các vật dụng trong đời sống như : tượng người thổi kèn trên cán môi.
(hình minh hoạ.)
đặc điểm của thời kỳ nguyên thuỷ việt nam
Những thành tựu của người khảo cổ Việt Nam đã chứng minh được sự có mặt của người Nguyên thuỷ trên dải đất của chúng ta, cách đây khoảng 30 vạn năm với di tích Núi Đo (Thanh Hoá). Tuy vây, trải qua một thời gian dài, lao động và sinh sống đên thời kỳ đồ đá giữa, mới thấy xuất hiện những biểu hiện đầu tiên chứng tỏ sự xuất hiện của nghệ thuật tạo hình.
* Về loại hình nghệ thuật
Trong giai đoạn sơ khai của mỹ thuật, chúng ta mới tìm được một số tác phẩm nghệ thuật chạm khắc trên chất liệu đá, xương thú. Đất nước ta còn một lịch sử đấu tranh dựng nước giữ nước lâu dài và là một đất nước nghèo đang phát triển. Suốt trong khoảng 4000 năm lịch sử từ đời vua Hùng dựng nước đến nay, dân tộc ta liên tục đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Điều này hạn chế nhiều đến việc khảo cổ bảo tàng, bảo tồn các di sản văn hoá. Hi vọng trong điều kiện phát triển hiện nay, chúng ta sẽ tìm được nhiều hơn các tác phẩm, di sản văn hoá của cha ông, tổ tiên còn ẩn sâu trong lòng đất. Căn cứ trên các hiện vật tìm được cho đến ngày nay, ta chưa thấy có nghệ thuật hội hoạ hoặc điêu khắc tượng tròn. Bên cạnh các hình chạm khắc, đến cuối thời kỳ đồ đá mới nghệ thuật đồ gốm và trang trí gốm phát triển đã để lại nhiều hoa văn đơn giản, nhưng lại phong phú về thể loại. Như vậy ta có thể thấy trong thời kỳ Nguyên thuỷ , nghệ thuật chạm khắc và trang trí trên gốm đã hình thành và dần phát triển.
* Về đề tài, nội dung
Hình chạm khắc chủ yếu đi vào đề tài chân dung con người hoặc khái quát hình tượng đầu thú. Một số tác phẩm mang hình trang trí và tượng trưng đề cập tới đề tài cây lá, thiên nhiên. Hoạ tiết trang trí phong phú hơn, song đều bắt nguồn từ hiện thực sinh động của cuộc sống : dấu nan đan, bàn tay, sóng nước, vặn thùng, ràng lược, ô quả trám, hình hoa thị, khắc vạch,..
* Về cách thể hiện
Bước đầu nghệ thuật Nguyên thuỷ đã bộc lộ khả năng quan sát, thể hiện đặc trưng của một số sự vật, hình tượng, tỉ lệ tương đối cân đối. ở một số hình còn thể hiện ý thức về bố cục. Lúc đầu còn những hình đơn lẻ, riêng biệt, Dần dần xuất hiện một số tác phẩm chạm khắc hoàn thiện. Ngoài khả năng về các hình các nghệ nhân Nguyên thuỷ còn bắt đầu tìm cách sử dụng màu để vẽ hoặc nhuộm trên các hình gốm, vỏ sò, những vật thiêng dành cho người đã mất. Các hoa văn trang trí thể hiện khả năng khái quát và cách điệu của người Nguyên thuỷ từ những quan sát chính trong cuộc sống.
Kết Luận :

Với một số tác phẩm tiêu biểu mong muốn tìm được và giữ đến ngày nay của mỹ thuật Nguyên thuỷ, cho chúng ta có điều kiện tìm hiểu về những bước đi chập chừng của tổ tiên ta. Mặc dù còn rất ít tác phẩm, nhưng chừng ấy cũng đã khẳng định sự hình thành và phát triển một đời sống thẩm mỹ vào thời kỳ đồ đá. Những tác phẩm chạm khắc đều được thể hiện đơn giản, song đó chính là sự bộc lộ nhận thức, cảm nhận về thế giới xung quanh của người Việt cổ. Hơn nữa còn chứng tỏ khă năng quan sát thực tế, chính xác, khă năng tư duy hình tượng và sự khéo léo của đôi bàn tay khi biểu hiện cảm nhận đó lên nhiều chất liệu : Đất đá, xương thú, ngà voi, tất cả yếu tố đó đủ dể tạo nên tác phẩm nghệ thuật, tuy còn vụng về trong cách thể hiện song lại rất chân thực, đường nét phong phú, sinh động, thể hiện cảm xúc trong sáng, tinh khiết, của con người thời kỳ này. Mặc dù rất lâu sau xã hội mới hình thành những dấu vết của nghệ thuật tạo hình mới xuất hiện, nhưng hoạt động sáng tạo này đã đặt những viên gạch đầu tiên để tạo nền móng nghệ thuật tạo hình dân tộc sau này tiếp tục phát triển và đạt được những thành công đáng kể. Những tác phẩm tuy ít nhưng quý báu, là nguồn tư liệu cho thế hệ con cháu tìm hiểu và học tập vốn tinh hoa của nghệ thuật truyền thống ông cha ngày xưa. Tất cả điều đó đã khẳng định tài năng mỹ thuật của cha ông, khiến chúng ta thêm tự hào về truyền thống văn ho
á nghệ thuật mà tổ tiê

Tranh dân gian Việt Nam

Tranh dân gian Việt Nam

I. Dẫn luận
So với kiến trúc và điêu khắc, hội hoạ tôn giáo và cúng Việt Nam không lưu lại được nhiều tác phẩm. Ngoài một số tranh thờ và chân dung thì di sản tranh truyền thống của dân tộc ta chỉ còn lại những tờ tranh khắc gỗ vui mắt, giản dị và giàu ý tứ. Gọi là tranh dân gian.
Trải qua mấy thế kỷ đã phục vụ nhu cầu thẩm mỹ của đông đảo nhân dân, chứa đựng nhiều nét thông minh, tài hoa và đậm sắc thái dân tộc. Trang dân gian là loại tranh được lưu hành rộng rãi trong dân gian, được nhân dân rất yêu thích, tranh thường dùng vào việc trang trí đón xuân và dùng vào việc thờ cúng.
Trang dân gian Việt nam từ rất xa xưa đã tồn tại thực sự trong đời sống của nhân dân. Đã từ lâu chúng ta đã đo nó bằng 2 chuẩn là: sáng tạo của quần chúng nhân dân và sáng tạo tập thể để rồi từ đó mang tính dị bản. Điều đó luôn được khẳng định trong lĩnh vực văn hoá nhưng trong nghệ thuật tạo hình lại tập trung ở một số trung tâm và gắn với những người "có hoa tay" hay còn gọi là nghệ nhân. và tờ tranh phần nào "định hình" ở ván khắc thì những chuẩn định định tính và định lượng trên cần mở rộng hơn.
Để có bức tranh ra đời, các nghệ nhân thực hiện nhiều công đoạn khác nhau, từ khắc hình trên ván gỗ, in và tô màu từng bước một theo một quá trình công phu. ở Việt Nam cũng như một số khác trên thế giới, chúng ta có thể tìm biết tác giả của một số tờ tranh dân gian, chúng được người bình dân và cả tầng lớp trên của xã hội ưa chuộng là vốn nghệ thuật cổ truyền và cũng là nghệ thuật đương đại.
Việc chơi tranh trong ngày tết và dùng tranh vào việc thờ cúng đã trở thành phong tục rất mực tôn trọng ở Việt nam trước cách mạng tháng 8 – 1945. Thơ văn Việt Nam từ thời Lê Mạc thế kỷ 15 – 16 đã nói đến cung cách ăn Tết Nguyên Đán của người dân chốn Kinh Kỳ, cùng với " thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh", tranh tết được treo từ cung vua đến hàng phố. Nhà nhà trong dịp tiết Nguyên Đán, dù khó khăn đến mấy cùng mua vài tờ tranh về treo, trước là để trang hoàng nhà cửa, sau và quan trọng hơn là để trừ tà, thờ cúng tổ tiên, cầu mong những điều tốt đẹp và cùng để giới thiệu cho nhau những giá trị văn hoá và một phần lịch sử dân tộc Việt Nam.
Tranh tết xuất hiện từ lâu đời, phần nào phỏng theo tranh dân gian Trung Hoa xưa, song đã sớm hình thành một dáng vẻ riêng gắn liền với tập quán sinh hoạt văn hoá nghệ thuật của nhân dân ta thời trước. Buổi ban đầu tranh được vẻ hoặc khắc in một màu đơn giản, mang tính chất tín ngưỡng huyền bí. Với quảng đại nhân dân mấy thế kỷ trước, đó là những lá bùa có sức ma thuật, trấn trừ ma quỷ, đem lại may mắn tốt lành cho mọi người, mọi nhà. Sau đó, nội dung và hình thức tranh dần dần biến đổi, mở rộng, không chỉ thoã mãn nhu cầu tín ngưỡng và trang trí trong nhà, mà còn mang tinh thần giáo dục đạo đức, phản ánh những ao ước hạnh phúc đời thường, đáp ứng khát vọng thẩm mỹ chân thực, hồn nhiên mà tinh tế của người dân thuộc mọi tầng lớp. Nhu cầu treo tranh tết vào dịp tết đón xuân từng lên rất cao. Tranh vẽ tay từng đã không đủ đáp ứng, đã thôi thúc các nghệ nhân vẽ tranh, khắc tranh sớm tập hợp thành những phường thợ chuyên sâu để khắc ván và in tranh hàng loạt ngày càng lớn, mà mỗi bản tranh in ra đều mang đầy đủ giá trị như nhau. Nhiều vùng trên đất nước ta, tới tận cố đô nhà Nguyễn, đã từng phát đạt nhờ sản xuất tranh dân gian, có tiếng gần xa như Đông Hồ, ở Kinh Bắc, Hà Tây, Sình ở Huế, Hàng Trống ở Kinh đô Thăng Long..
Vào dịp tết, rất nhiều gia đình Việt Nam còn treo tranh thờ quanh năm theo tín ngường bản địa. Tranh thờ thuộc nhiều chủng loại, giữ một vị thế quan trọng trong các cộng đồng dân cư sùng tín và nhân hậu, luôn luôn hướng thiện..Bởi vậy các cơ sở làm tranh dân gian đều sản xuất cả tranh thờ thần, phật, tiên, thánh thuộc nhiều tín ngưỡng, chủ yếu theo Đạo Phật, Đạo lão. Tranh thờ có mặt tại các Đền điện, trang miếu và dâng cúng giải hạn, thiêu hoá sau buổi hành lễ..Những tờ tranh ấy đã làm bừng sáng những căn nhà tối, thấp, mang theo tiếng cười vui đến với mọi nhà và nhất là như giúp mọi người cảm giao được với thần linh, yên tâm có cuộc sống bình an, thịnh vượng.
Thế nhưng, trong những năm nhân dân ta làm cách mạng dân tộc và dân chủ, một phần do hoàn cảnh chiến tranh, một phần do quan niệm chưa đầy đủ về vốn cổ, xem nó như tàn tích của chế độ cũ và gắn với mê tín dị đoan nên đã hạn chế việc bảo quản và in ấn tranh Chính trong giai đoạn này không những tranh dân gian mà còn nhiều sáng tác nghệ thuật khác của dân gian bị huỷ diệt như: điện thờ , cung, miếu..Chiến tranh không những ảnh hưởng đến đời sống vật chất mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của dân tộc Việt.
Tiếp đến thời kỳ xây dựng đất nước trong thời bình, nhà dân được "ngói hoá", đường dân được "bê tông hoá", không gian nội thất ấy hầu như không phù hợp với phần lớn tờ tranh cổ truyền. Hơn nữa với sự xâm nhập của tranh nước ngoài (nhất là tranh Thượng Hải và tranh Thái lan) tràn ngập thị trường, bên cạnh đó, tranh tết mới in ấn theo kiểu công nghiệp cũng được các nhà xuất bản tung vào thị trường. Chính vì thế mà tranh cổ truyền hầu như mất chỗ đứng trong nhân dân, chỉ được một số ít người chiếm ngắm ở bảo tàng, ở sưu tập của một số cá nhân. Song, chính loại tranh cổ truyền này lại là mặt hàng văn hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế và tinh thần lớn. ở thời bao cấp, việc xuất khẩu tranh Tết do một cơ quan nhà nước độc quyền, còn việc sản xuất nằm trong hợp tác xã nông nghiệp, nghệ nhân làm tranh ăn công điểm. Ván in tranh bây giờ không phải của gia bảo, nó đã bị lãng quên nên hư hỏng, khi giao thời sang nền kinh tế thị trường thì một lẫn nữa bị mất mát. Ngày nay chỉ còn vài người còn giữ được ván in và theo nghề; mà điều đáng nói ở đây đối tượng chính là khách du lịch. Tranh thờ một thời gian phải náu mình, được in nhỏ gọt, riêng lẻ, duy chỉ có các tỉnh phía Nam là vẫn được bán rộng rãi ở các chợ.
Như vậy, tranh dân gian đã từng là nhu cầu tinh thần không thể thiếu của nhân dân, là một giá trị văn hoá lớn của dân tộc.Cho nên mỗi chúng ta cần tôn trọng và tìm mọi cách để bảo vệ, bảo tồn. Ngoài một số tranh thờ, tranh cổ, hầu hết tranh dân gian mới được in, vẽ mang giá trị nghệ thuật hơn giá trị cổ vật. Và như thế ván in tranh cần được giữ gìn ở trong nước để không làm thất thoát gia bảo, không làm mai một nghề làm tranh và không làm mất bí quyết nghề nghiệp..Tranh dân gian nên được coi là thứ hàng hoá, một thứ văn hoá phục vụ kinh tế, đồng nghĩa với việc xem tranh dân gian là thứ mặt hàng xuất khẩu được khuyến khíc và đưa vào thị hiếu thẩm mỹ của đời sống hôm nay.
*Những vùng sản xuất tranh: Tranh dân gian là loại tranh bình dân, thuộc về bình dân nên có ở khắp cả nước, nhưng nó lại là sản phẩm nghệ thuật nên chỉ có thể ra đời ở những vùng văn hoá phát triển mà quê gốc là một số trung tâm, như: Đông Hồ ở Bắc Ninh, tranh Hàng Trống ở Hà Nội, tranh Kim Hoàng ở Hà Tây, làng Sình ở Huế. Trong đó nổi trội hơn vẫn là làng tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống. Đây là hai làng tranh đã để lại nhiều bức tranh thể hiện đậm đà bản chất văn hoá dân tộc và cũng thể hiện đôi bàn tay nghệ thuật tài hoa, mộc mạc của các nghệ nhân dân gian yêu đời, yêu quê hương và cuộc sống.
II. Nội dung:
Khác với những tác phẩm hội hoạ ở các thời Nguyễn, thời Trần, thời nhà Mạc.., tranh dân gian thường đề cập đến sinh hoạt đời thường, kiến trúc chùa chiền, cung đình, vua chúa..Tranh dân gian sau này có sức hấp dẫn mãnh liệt bởi nội dung tranh đề cập tới những vấn đề thiết yếu của cuộc sống, phản ánh được tâm tư, hoài bão chính đáng mà bao đời họ hằng mong ước là có được cuộc sống ấm no hạnh phúc.

1. Tranh Đông Hồ:
Nơi sản xuất tập trung là làng Đông Hồ, Bắc Ninh. Đây là một làng quê nhỏ nằm ven sông Đuống và trên đường giao thông nối xứ Bắc với xứ Đông. Vùng đất này trù phú, nông nghiệp phát triển, có nhiều nghề thủ công, đời sống văn hoá cao, văn nhân đông, hội lễ nhiều và đặc sắc..tất cả đã tạo nên cái nôi, là "bà đỡ" cho một dòng tranh chân quê đậm đà chất dân tộc.
Tranh Đông Hồ nổi tiếng từ thế kỷ 16, phát triển đạt liên tục nhiều đời. Mỗi thời khắc chuẩn bị đón tết, tranh Đông Hồ được in ra hàng triệu bản, bán đi khắp nước, tranh được bán tại ngay làng hoặc bán mua tại nhà. Đặc biệt, tập nập là chợ tranh tập trung tại đình làng vào ngày chợ phiên trong tháng Chạp âm lịch. Chợ tranh thật sự là ngày hội tranh từng bừng náo nhiệt, rực rỡ sắc màu: tranh treo khắp đình làng, tranh treo kín cả sân đình. Gắn với sinh hoạt tết có tranh pháo - mã. Người làng Đông Hồ làm cả tranh hàng mã - hàng mã Đông Hồ. Mấy thế kỷ trước loại hàng này đã đi vào sử sách và 10 năm qua tưởng chừng mai một thì giờ đây đang phục hồi và phát triển đúng nhu cầu tâm linh của đông đảo nhân dân, cũng là một nghệ thuật tạo hình dân gian, bổ sung và hoàn chỉnh hơn cho tranh tết.
Nét đặc thù của tranh Đông Hồ là in nhiều màu, mỗi màu có một bản sắc riêng và in trên giấy điệp. Ván in gồm 2 loại: ván in nét đen bằng gõ thị, gỗ mỗ và lòng mực, đặc điểm là đanh mặt, thớ dai và mịn, giữ nét khắc bền, ít gãy sứt, ván in màu làm bằng gỗ giỗi hay vàng tâm, chất gỗ nhẹ xốp, ăn màu và nhả màu no đậm. Nghệ nhân "cắt ván" không dùng dao khắc kiểu Châu Âu mà dùng bộ mũi đục bằng thép cứng gọi là bộ ve gồm máy chục chiếc đủ loại đủ cỗ. Ván in khắc tranh hoàn thành được mỗi gia đình nghệ nhân bảo quản như vốn quý trong nhà, hoang gác khô ráo, lâu ngày lên nước đanh cứng, không sợ mối mọt.
Giấy để in tranh là loại giấy dó được sản xuất ở Đông Cao (Bắc Ninh) và vùng Bưởi (Hà Nội). Giấy mỏng, mịn và có vân óng ả như lụa lại dai và co dãn khẩm ướt. Để phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu của giấy dó, nghệ nhân quýet lên giấy một lớp điệp làm tờ giấy dày, sáng trắng với những thớ sáng - tôí đan nhau song hành và lấp lánh ánh bạc. Giấy điệp là loại giấy dó có phủ lớp bột trắng mịn óng ánh nghiền từ võ điệp (một loại hến biển), quấy với hồ nếp loãng, quyết lên giấy bằng cái thép dẹt, rộng bản, kết bằng lá thông. Có khi còn được lượt thêm nước hoa hoè vàng chanh hay nước gỗ thông vàng cam đỏ, từ nền giấy đã toả ra vẻ vĩnh viễn trên nền giấy ấy.
Tranh Đông Hồ là loại tranh phổ biến nhất, đặc sắc nhất, đậm đà sắc dân gian, dân tộc. Các nghệ nhân đã thổi vào đó cả hồn dân tộc Việt mộc mạc, giản dị nhưng chứa chan sâu sắc. Loại tranh được quảng đại quần chúng yêu thích và đã được tuyển vào bộ tranh sưu tập.
Nội dung tranh Đông Hồ phong phú, đa dạng như tranh thờ, tranh chức tụng, tranh sinh hoạt, tranh minh hoạ văn hoá - lịch sử. Các bộ tranh như: Đánh ghen, Hứng dừa, Lợn đàn, Gà đàn, Gà đại cát, Bà Triệu, Đấu vật, Đám cưới chuột..v.v.
a) Tranh biểu hiện sự chúc tụng nhau và cầu mong có cuộc sống bình yên, luôn được may mắn, giàu có, ấm no hạnh phúc: Đại Cát,Tự vị chấn trạch, Tiến tìa tiến lộc, Vinh hoa phú quý..
Tranh tết xưa thường được gọi nôm là "tranh gà - lợn". Hình gà trống ngoài dấu hiệu xua đuổi ma tà còn là biểu trưng của sự thịnh vượng với 5 đức tính tốt của con người là: văn - võ - dũng - nhân - tín, do đó còn là lời chúc tụng đầu năm. Một loại tranh gà còn kèm theo các chữ "Vinh hoa", "Đại Cát", hình gà thư hùng còn nói rõ sự chúc mừng "đông con nhiều cháu", "no vợ đủ chồng". Đây chính là khát vọng của người lao động. Tâm tư ấy, khát khao ấy được thể hiện một cách rõ ràng, sâu sắc ở loạt tranh em bé, từ đường nét tranh đến lời dẫn tranh như: "Đào hiếu thiên xuân", "Lựu khai bách tử", nào là "Liêm sinh quý tử", "tử tôn vạn đại", rồi còn "Thất đồng", "Lục hợp đồng xuân"..
Một hướng chúc tụng khác là hướng vào người cao tuổi. Điển hình là tờ tranh Tam Đa với ba ông già được hưởng Phúc tổ tiên, Lộc vua ban và Thọ trời cho. Cả đến tranh cảnh vật cũng không thuần tuý miêu tả cảnh, miêu tả cái đẹp của thiên nhiên mà ẩn đằng sau đó là lời chúc mừng hạnh phúc lớn lao cho mọi người, cho cả dân tộc, chẳng hạn như tranh "Công múa" thì chữ đề trên tranh đã nói rõ mong ước về một xã hội, một quốc gia thịnh trị, thiên hạ thái bình.
Bức tranh "Gà Đại Cát" (Tranh Đông Hồ):
Ngày tết, đầu xuân, nhân dân ta có tục dán tranh ở cửa để trấn ma quỷ vì tiếng gà gáy xua tan đêm tối, khiến ma quỷ phải tránh xa (theo quan niệm dân gian cũ). Xuất phát từ quan niệm ấy, từ nguyện vọng một cuộc sống bình an và hạnh phúc, các nghệ nhân Đông Hồ đã vẽ bức tranh "Gà Đại cát". Tranh vẽ một chú gà trống oai vệ, hùng dũng tượng trưng cho sự thịnh vượng và 5 đức tính: văn - võ - dũng - nhân - tín.

Trong đó cái mào đỏ tựa như cánh chuồn trạng nguyện là "văn", chân gà có cựa sắt nhọn như kiếm để đấu chọi là "võ", thấy địch thù dũng cảm, không sợ và đấu chọi đến cùng là "Dũng", kiếm được mồi cùng gọi nhau ăn là "Nhân", hàng ngày gà gáy báo canh không bao giờ sai là "Tín". Tranh được in trên giấy dó quyét màu điệp, bố cục hài hoà thuận mắt. Hình vẻ và màu sắc đơn giản, có tính cách điệu cao, đường nét to chắc khoẻ nhưng không bị khô cứng, chữ trong tranh vừa minh hoạ cho chủ đề, vừa khiến bố cục thêm chặt chẽ và sinh động.
b) Tranh cỗ vũ, ca ngợi lao động sản xuất: tiêu biểu là tranh Tát nước, Cày cấy chăn nuôi, Gà lợn.. Cảnh gà mái túc mồi gọi đàn con dưới nắng ấm, lợn nái với đàn con bụ bẫm ủn ỉn bên hông..Tất cả những cảnh vật sinh động ấy đã nói lên mong ước về vụ mùa bội thu, chăn nuôi gia súc thuận lợi.
Trước hết là tranh dân gian phản ánh những trò vui xuân như: "Nghênh Long, phụng lân", bộ tranh về thời tiết 4 mùa gọi là "Tứ quý" – mỗi mùa được gợi lên bằng một thứ hoa quý với một con vật đẹp...
Bộ tranh "Tứ dân" miêu tả 4 lớp người có thân phận thấp kém là ngư – tiều – canh – mục, trong đó người nông dân được miêu tả khá kỹ. Tờ tranh "Công việc nhà nông" mang tính liên hoàn dựng lại quá trình lao động từ cày cấy cho đến khi xay thóc và giã gạo. Những tranh tiêu biểu: Cảnh chợ quê, Ngày hội, Rước rồng, đánh đu, Đánh vật..Đặc sắc nhất trong loại tranh sinh hoạt là là những hoạ cảnh hoặc trực tiếp lấy con người kể chuyện hoặc thông qua những con vật quen thuộc, tiêu biểu như đánh ghen, Hứng dừa, Chuột Đõ cao cưới vợ, Trường học cóc..Tranh "Đánh ghen" chấp nhận tình trạng một chồng hai vợ, hai bà vợ có thể nổi "máu Hoạn Thư" nhưng cách giải quyết êm thấm nhất vẫn là "Thôi thôi nuốt giận làm lành, Chi điều sinh sự nhục mình, nhục ta".
* Tranh "Hứng dừa" (Tranh Đông Hồ):
Cũng cùng phong cách điển hình: rõ ràng, dứt khoát nhưng được miêu tả bằng khía cạnh trào lộng, vui vẻ, hóm hỉnh, bên thế đứng vững chãi của cây dừa và động tác hái dừa uyển chuyển của nhân vật làm cho khung cảnh sinh động và hồn nhiên, mộc mạc. Lại thêm lời thơ trừ tình, dí dỏm "Khen ai khéo dựng lên dừa, Đấy trèo đây hứng cho vừa lòng nhau". Hình ảnh vàlời thơ quyện chặt lấy nhau thể hiện tình cảm lứa đôi. Vị
trí của dòng chữ chú thích đã tạo nên một bố cục chặt chẽ, với mảng màu đơn giản, sắc thái ấm áp, ý nhị đã làm nổi bật tình cảm sôi nổi, chân thực của tuổi trẻ vốn không bị gò bó, không bị trói buộc trong khuôn khổ, rường cột của lễ giáo phong kiến.
* Tranh "Đấu vật" (Tranh Đông Hồ):
Bức tranh có bố cục cân xứng, thoáng hoạt, màu sắc đơn giản. Hình ảnh các đôi vật với vóc dáng lực lưỡng đang đấu trí, đấu sức quyết liệt, tìm các thế vật hiếm để giật ngã đối phương, quyết giành phần thắng về mình đã mô tả được rõ chủ đề của bức tranh.
Trên nền đỏ tươi thắm của nền tranh trắng óng ả của giấy điệp, trên thân hình các đô vật được viền, những nét đen chắc, khoẻ làm tôn vẻ đẹp của tinh thần thượng võ và gợi lên được không khí tranh tài trong ngày xuân, trong ngày hội vật truyền thống của dân tộc. Cạnh đó hai đô vật đang ngồi, ôm đùi thu trước ngực, với ánh mắt, nét mặt chăm chú theo dõi cuộc đua tài, tiết trời mùa xuân còn se lạnh, phía trên xâu tiền thưởng treo 2 bên như đang treo trước sân đình..Chỉ một vài chi tiết đó đã tạo được một khoảng không gian và không khí của ngày một cách tài tình và độc đáo.
* Tranh "Đám cưới chuột" (Tranh Đông Hồ):
Đây là bức tranh đặc sắc nhất trong loại tranh sinh hoạt. Bức tranh này thuộc loại đề tài trào lộng, châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Bức tranh còn có tên khác là "Trạng chuột vinh quy", diễn tả đám rước rất vui với kèn, trống, cờ quạt, mũ măng, cân đai chỉnh tề, "chuột anh" cưỡi ngựa hồng đi trước, "chuột nàng" ngồi kiệu theo sau. Đám rước diễn ra trong không khí trang nghiêm nhưng ẩn đằng sau đó là sự lo sợ, thấp thỏm về Mèo. Muốn được yên thân, họ nhà chuột phải cống nạp cho mèo lễ vật hậu hĩnh, phù hợp với sở thích của Mèo. Phải khẳng định đây là một bức tranh đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật trong dòng tranh Đông Hồ. Các nghệ nhân dân gian đã thông qua những nét vẽ tinh tế, mộc mạc đã kích nạn tham nhũng, ức hiếp dân chúng của bọn quan lại, của giai tầng thống trị trong xã hội lúc bấy giờ.
Cách sắp xếp bố cục theo hàng ngang dàn đều. Hình thức diễn tả hợp lý, hóm hỉnh tạo cho bức tranh sự hài hước và sinh động.
* Tranh "Đánh ghen" (Tranh Đông Hồ):
Tranh mang hình và mảng trống rất cân đối, nhịp nhàng, tranh không diễn tả chiều sâu không gian và thời gian xẩy ra sự việc. Nét điển hình chắc khoẻ, rõ ràng, dứt khoát miêu tả được tính cách nhân vật và đã khắc hoạ được thái độ ghen tuông quyết liệt của người vợ cả. Dáng vẻ chanh chua, vênh váo của người vợ lẽ được chồng yêu và chân dung điệu bộ của anh
chàng đa thê muốn giàn hoà mâu thuẫn với triết lý ích kỷ "Thôi thôi nuốt giận làm lành, chi điều sinh sự nhục mình, nhục ta".

* Tranh "Ngồi nghỉ giữa buổi trưa" (Trang Đông Hồ):
Đông Hồ còn có những bức tranh thể hiện cuộc sống vất vả, một nắng hai sương trên đồng ruộng, suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho giời của người lao động bình dân. Tuy vậy, ẩn đằng sau vẻ vất vả, cực nhọc ấy người ta vẫn cảm nhận được tư thế đĩnh đạc, thư thái, vẻ tươi vui yêu đời, yêu cuộc sống của những ngưòi lao động. Điều đó được phản ánh rất rõ trong bức tranh "Ngồi nghỉ giữa buổi trưa".
Ngoài ra, trong làng tranh dân gian nổi tiếng này còn có những bức tranh xuất sắc như: Bức tranh miêu tả thầy đồ cóc chiễm trệ trên sập bắt học trò hầu điếu đóm, đun nước; tranh miêu tả mèo ra hạch sách trong cuộc hôn nhân và bức tranh miêu tả cảnh đánh ghen, đặc tả cảnh gia đình đa thê ở nông thôn..Tất cả những bức tranh trên đuề có mục đích phê phán những hủ tục, thói hư tật xấu của xã hội phong kiến đương thời.
c. Đề tài tranh minh hoạ văn học - lịch sử:
Anh hùng dân tộc và những nhân vật có công với dân với nước luôn là đề tài quen thuộc trong nhiều tác phẩm nghệ thuật từ văn học, điêu khắc, âm nhạc ..đến hội hoạ. Trong tranh Đông Hồ cũng vậy. Những bức tranh ấy ngụ ý cỗ vũ cho lòng yêu nước, tinh thần hy sinh vì đại nghĩa. Có những bức tranh đề tài lịch sử miêu tả khí phách hiên ngang, dũng mãnh trước quân thù, lập nên những chiến công hiển hách của các vị anh hùng: liệt nữ hai Bà Trưng, Bà Triệu rực rỡ trên mình voi, Ngô Quyền chiến thằng quân Hán, Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Nguyên, Lê Lợi thắng quân Minh, Quang Trung thắng quân Thanh. Thậm chí những sự kiện lịch sử hiện đại cũng được đưa vào tranh mới.
Ngoài ra văn học cổ trưyền Việt Nam có nhiều chuyện thơ Nôm được nhân dân yêu thích, cho dù phần đông người lao động không biết chữ nhưng họ vẫn hiểu được nội dung và thuộc lòng nhiều đoạn lý thú. Những đoạn thơ lý thú ấy thường được các nghệ nhân dân gian Đông Hồ bằng trí tưởng tượng phong phú, bằng nét vẽ tài tình vẽ thành những bức tranh đẹp. Có truyện được vẽ liên hoàn thành nhiều cảnh trên một bức tranh, thậm chí bốn bức hợp thành một bộ như: Truyện Kiều, Thạch Sanh, Phạm Công - Cúc Hoa, hay Thánh Gióng. Bên cạnh đó, một số truyện được trích đoạn một vài cảnh để vẽ thành tranh như: truyện Trê - Cóc, Bích câu kỳ ngộ, Nhị độ mai.. Thậm chí một vài tác phẩm văn học nổi tiếng của Trung quốc mà nội dung phổ cập trong nhân dân ta, các nghệ nhân cũng vễ thành tranh ở một số cảnh, một số hồi như: Tam Quốc chí, Tây du ký, Đông chu liệt quốc..Chính nhờ những bức tranh dân gian này mà mọi người có thêm dịp kể và truyền cho nhan những thành tựu văn học của dân tộc và nhân loại. Hơn hết, việc vẽ tranh về những cảnh trong các tác phẩm văn học đã thể lòng yêu chuộng văn thơ, yêu chuộng cái đẹp, cái thiện, và những bức tranh dân gian ấy là sự thể hiện những tình cảm ấy một cách mộc mạc, giản dị nhưng sâu sắc nhất của người dân lao động xứ Bắc này. ẩn sau các bức tranh theo truyền thuyết huyền thoại như: Thạch Sanh, Phù Đổng Thiên Vương đại phá giặc Ân..còn là quan niệm, là khát khao chân lý ở đời: cái Thiện thắng cái ác, nhân nghĩa thắng hung tàn.
(Tranh Bà Triệu và Thánh Gióng)
2. Tranh Hàng Trống
Tranh Hàng Trống có từ rất sớm.Trước Cách mạng tháng 8 – 1945 tranh này đã được sản xuất và bày bán tập trung ở các phố Hàng Trống, Hàng Nón, Hàng Hòm.. nhưng nhiều nhất vẫn là ở phố Hàng Trống. Nơi đây vốn từng nổi tiếng về những ngành thủ công mỹ nghệ và các xưởng in tranh.
Hàng Trống từng là trung tâm văn hoá và điểm hội tụ giao lưu thương mại nên có điều kiện tiếp xúc với tranh nước ngoài, nhất là tranh Trung Quốc. Đối tượng phục vụ của loại tranh này là thị dân và tầng lớp trung lưu ở Kinh thành. Vì thế, các nghệ nhân nhiều khi vẽ theo yêu cầu, theo thị hiếu người xem tranh. Tranh Hàng Trống đi sâu vào những bộ tứ bình về người đẹp (Tố nữ) và cảnh đẹp (Tứ quý), minh hoạ các tác phẩm văn học lớn và đặc biệt đi sâu vào mảng tranh thờ ở các miếu điện, nhất là khai thác các nhân vật trong Đạo Mậu và các bản địa (Tam toà, Tứ phủ..). Đây là mảng tranh đậm đà nhất của Hàng Trống, vì vậy được bày bán quanh năm và nhộn nhịp vào các dịp lễ tết.
Khác hẳn với tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống thường in trên giấy khổ lớn, với nét đặc trưng là chỉ khắc in một bản nét đen, còn lại toàn bộ màu sắc tô bằng tay, ưu dùng phép vờn đậm nhạt của màu phẩm nước tươi tắn, bằng những nhấn bút lông mềm mại lượn theo đường viền in sẫn. Các tranh có tiếng ở đất "Kẻ chợ" đều ghi xuất xứ, có khi kèm cả tên nghệ nhân, tạo uy tín với người chơi tranh.
Ván in tranh ghép khổ to và đầy đặn, khắc cả 2 mặt bằng mũi chàng, mũi đục, mũi tỉa tra cán vào dao khắc bénngọt, đảm bảo những đường nét thanh mãnh tinh vi, mềm mại. Kỷ thuật in cũng khác biệt: trong khi bản in tranh Đông Hồ nhỏ nhẹ, có "tay cò" để cầm phía lưng ấn xuống mặt giấy, thì ván in tranh Hàng Trống to, nặng, phải đặt cẩn thận từ giấy lên khuôn in đã chà mực, rồi xoa đều bằng xơ mướp không lên mặt sau. Ván in tranh Hàng Trống cổ nhất còn giữ được, có khắc kèm cả niên đại "năm Minh Mạng thứ tư". Theo Dương lịch là năm 1823, tức đã gần 200 năm tuổi. Có nhiều khuôn khổ tranh, nhiều kích thước khác nhau. Cách sắp xếp bố cục theo lối thuận mắt, đường nét mảnh nhỏ, trau chuốt, rậm rạp, nhiều khi chen lẫn trong màu sắc thể hiện sự công phu và tính sáng tạo.
a. Tranh thờ:
Đây là loại tranh tiêu biểu nhất tranh Hàng Trống, chiếm một tỷ lệ lớn. Nhiều chùa, chiền, đền điện, phủ.. cũng có ván in nhằm trừ tà, yểm quỷ. Các bộ tranh này thường được dán ở cửa nhà, hy vọng sẽ mang cho chủ nhà sự thịnh vượng, an khang, giữ yên lành cho gia chủ..Một số ngôi chùa có bộ tranh cổ Thập diện Diêm Vương: khuyên mọi người ăn ở hiền lành, tránh điều bạc ác. Dưới bàn thờ Mẫu là hạ bàn thường có các tranh Ngũ Hỗ, hay Hổ xám trấn giũa các phương.
* Tranh "Phật bà quan âm": Bức tranh thuộc đề tài tôn giáo, thờ cúng. Ngoài yếu tố tín ngưỡng, bức tranh còn có ý nghĩa khuyên răn mọi người nên làm điều thiện theo thuyết của đạo Phật. Bức tranh này lấy đề tài trong sự tích của Phật giáo. Phật bà ngự trên toà sen, toả hào quang rực rỡ với dáng điệu mềm mại, khuôn mặt hiền từ, phúc hậu. Đứng chầu bên bà là Kim Đồng và Ngọc Nữ.
Tranh vẽ trên giấy, tô màu theo lối "Cảm tranh" truyền thống đã tạo được chiều sâu bởi các độ đậm nhạt. Bố cục tranh cân đối, trang nghiêm treo quy tắc nhà Phật. Nhờ cách diễn tả mây, toà sen và bối cảnh xung quanh một cách tài tình khiến tranh không bị khô cứng, ngược lại nhịp nhàng, tình cảm.
* Tranh "Ngũ Hổ": Nổi tiếng bậc nhất, từng có mặt khắp các đền miếu, am thờ trong cả nước. Trải qua hàng thế kỷ, năm sắc lông hổ tượng trưng cho năm phương trời đất, năm chất và năm tiết mùa.
Thanh Hổ: (xanh) tượng trưng cho Phương Đông, hành Mộc, thời Xuân.
Xích Hổ: (đỏ) tượng trưng Phương Nam, hành Hoả, thời Hạ.
Bạch hổ: (trắng) tượng trưng phương Tây, hành Kim, thời Thu.
Hoàng Hổ (Vàng) tượng trưng phương Trung Cực và Hành Thổ.
Bức tranh có bố cục, màu sắc, hình tượng (đứng, ngồi) của các thần hổ rất phong phú, mỗi vị có dáng vẻ uy nghi khác nhau, mỗi vị có một sức mạnh mãnh liệt toả ra từ đôi mắt, nét mặt, lông và ngồi lên khí thế như thực của vị chúa sơn lâm linh thiêng đầy uy nghi.
ở các bức tranh thờ, nếu tước bỏ phần tín ngưỡng, dùng thuyết giáo luân hồi khuyên người ta làm điều thiện, tránh điều ác để khi chết đi, phần hồn được lên cõi Niết Bàn, không phải giam cầm ở nơi địa ngục thì đây cũng là những sản phẩm nghệ thuật có giá trị trong kho tàng tranh dân tộc.
b. Tranh sinh hoạt, vui chơi:
* Tranh ..Chợ quê..:
Hình ảnh trong tranh là những gì gần gũi, quen thuộc với cuộc sống của người dân quê. Cảnh họp chợ ở một vùng quê sầm uất, nhộn nhịp. Dưới bóng cây đa cổ thụ râm mát dãy quán chợ đủ các mặt hàng, ngành nghề, những người ở các tầng lớp khác nhau tập trung không khác gì một xã hội thu nhỏ.
Đường nét tinh tế được vẻ kỹ càng, mảnh nhỏ, diễn tả có thần thái và sắc màu tươi nguyên của phẩm nhuộm đã tạo nên trạng thái động của bức tranh, tiêu biểu cho nghệ thuật của dòng tranh Hàng Trống.
3. Dòng tranh khác:
a. Tranh Kim Hoàng
:
Thuộc vùng ven đô - trung gian giữa dòng tranh của nông dân và của thị dân. Kim Hoàng nay thuộc huyện Hoài Đức - Hà Tây. Nghề làm tranh ở đây đang bị mai một dần. Sau trận vỡ đê Liên Mạc năm 1915 và đến cách mạng tháng 8 – 1945 thì thôi hẳn. Nhưng 10 năm trở lại đây, người ta đã tìm thấy một số ván in của dòng tranh này. Nhiều người kể lại đầy đủ các đề tài tranh, các kỷ thuật in ấn và việc bán tranh.
Tranh Kim Hoàng chuyên in và vẽ trên giấy Hồng điều hoặc giấy tàu vang nhập của nước ngoài. Vì thế nên được gọi là tranh đô (để phân biệt với các dòng tranh khác gọi là tranh trắng). Dòng tranh này chỉ có nét và mảng màu đen được in ván gỗ, sau đó dựa vào mảng phân hình mà tô vẽ các màu khác nhau, nếu cần thì sau cùng in lại nét đen cho hình hiện rõ. Trên nền giấy đỏ, các hình trong tranh còn được to trong số các màu: đen, trắng, xanh lơ, xanh lá cây, chàm..Các màu trên (trừ màu chàm - phải tự chế biến lấy) đều bán sẵn, trong đó màu tắng là phấn viết bảng, màu đen là màu mực tàu.
Tranh Kim Hoàng vẽ tay nên tốn công, số lượng khống nhiều. Chủ yếu là tranh tết, đề tài tương tự như tranh Đông Hồ, tập trung phục vụ tín ngưỡng và thoã mãn những ước vọng đầu xuân. Loại tranh này còn được bôi màu bằng từng nhát mộc mạc nhưng hoạt bát, chấm phá rất sinh động.
b. Tranh Làng Sình
Lành Sình thuộc huyện Hương Phú, cách cố đô Huế 7 km. Tranh làng Sình cho đến nay vẫn được bày bán ở các chợ ở Huế. Làng Sình chủ yếu quanh năm vẽ tranh thờ, gốc ở làng Sình nhưng nay đã chuyển sang cho người làm đồ mã ở Huế. Một nét riêng biệt trong việc thưởng thức tranh Làng Sình là trừ bức ..Tượng Bà.. là được treo trong trang thờ để cả năm, sang năm mới thay tranh mới, còn các bức tranh khác cúng xong người ta đốt đi. Vì đời sống của tờ tranh làng Sình quá ngắn ngủi như vậy nên thời gian, công sức, sự gia công đầu tư cũng đơn giản: tranh được in nét đen, nhiều bức in xong là hoàn chỉnh, một số bức khi in xong được điểm thêm vài vạch màu. Mặc dù vẽ thêm nhiều cùng không bao giờ kín hình. Do tô màu bằng tay nên có sự thay đổi theo hứng.
Người dân xung quanh Huế, mỗi khi gặp hạn, thường mua tranh tương ứng của Làng Sình về cúng để thế mạng mình, sau đó đốt đi. Vì vậy, tranh Làng Sình là một dạng đồ thế, được in và vẽ nhanh nhưng hoạt, trực tiếp theo tình cảm người vẽ.
c. Tranh Đồ Thế Nam Bộ : Cùng tính chất như tranh Làng Sình, nhưng tranh Đồ Thế Nam Bộ là những bức tranh nhỏ, chỉ in nét đen trên nền giấy đỏ, đường nét mộc mạc, tạo hình đơn giản, một tranh có thể gồm một hoặc nhiều hình. Đề tài là các vị thần, tập trung vào các nữ thần và các đồ dùng của Thần, thêm vào đó là các con vật của một giáp. Tranh chủ yếu được mua về để cúng giải hạn hoặc cúng cho người bệnh, cúng xong thì đốt.
Như vậy, 5 trung tâm làm tranh dân gian Việt Nam được hình thành trong cả nước - Bắc, Trung, Nam. Mỗi làng tranh đã để lại những giá trị văn hoá quý báu, thổi hồn dân tộc Việt vào những bức tranh. Song phải khẳng định rằng giá trị nghệ thuật nổi trội vẫn thuộc về những làng tranh ở đất Bắc cổ kính. Người Việt chúng ta và người nước ngoài biết về một giá trị văn hoá dân tộc – tranh dân gian Việt Nam - chủ yếu vẫn là qua 2 dòng tranh chính: Đông Hồ và Hàng Trống.
III. Nghệ thuật tranh dân gian
Tranh dân gian có lịch sử lâu dài và thực sự là vốn báu vật tạo hình được các thế hệ, xưa và nay, đều yêu thích. Nhưng, tranh chỉ có đến với độc giả bằng nội dung thì sức sống của tranh không được lâu dài và e rằng khi đó các loại hình nghệ thuật khác sẽ chiếm ưu thế hơn tranh, đặc biệt là khi xã hội thay đổi. Yếu tố quan trọng không kém, tạo nên sức thu hút và nét riêng biệt mãnh liệt cho tranh đó là giá trị nghệ thuật. Giá trị này biểu hiện ở bố cục, đường nét, ở các gam màu, ở quan niệm tỷ lệ giữa các hình.
Ngày nay, chiêm ngưỡng các bức tranh của 2 dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp truyền thống hoà đồng trong các tác phẩm dân gian, thấy được tính sáng tạo nghệ thuật độc đáo, phong phú của các nghệ nhân đất Việt.
1. Bố cục:
Tranh thường được bố cục từ cái nhìn tầm cao và ước lượng về không gian, thời gian: không chú ý đến chiều sâu của không gian và thời gian, không chú ý đến chiều sâu của khung cảnh, chỉ nêu lên một sự việc hay một vấn đề cụ thể. Cách phân phối mảng đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Cảnh trọng tâm bao giờ cũng được nêu bật về hình và màu làm cho người xem tranh dễ cảm nhận được ngay chủ đề.
Tranh dân gian xây dựng hình ảnh không phụ thuộc vào mẫu trong tự nhiên mà cốt gây ấn tượng mạnh theo yêu cầu của các chủ đề. Vì thế, ánh sáng, không gian, con người và cảnh vật đều được ước lệ. Tờ tranh điệp với nền màu trắng hay vàng hoặc đỏ thì đều thể hiện không gian rực sáng trong trẻo và rộng rãi, thoáng đãng. Cái không gian ước lệ ấy đòi hỏi các hình tượng trên đó cũng phải ước lệ để làm sao gợi được nhiều nhất. Vì thế, hình được thể hiện nhìn từ nhiều góc độ, từ nhiều khoảng cách để phô diễn đầy đủ nhất. Con lợn muốn rõ nhất phải ở thế nhìn ngang nhưng mõm lại như nhìn tứ phía trước; còn trong cảnh hứng dừa thì cây dừa lại được thu nhỏ để tương ứng với người hứng và người trèo; chuột tiến sĩ cưỡi con ngựa chỉ lớn nhỉnh hơn chuột một tí mà thôi (trong cảnh chuột vinh quy). Tất cả hình ảnh đều được choán ra mặt tranh, chúng không che khuất nhau mà cùng phô bày rõ ràng.
Nếu theo ngoài đời, cảnh phải diễn ra theo một hàng ngang dài, tỷ lệ dài rộng tờ tranh sẽ quá chênh lệch thì nghệ nhân đã sáng tạo bằng cách cắt đôi rồi chồng lên nhau như bức ..Chuột đỗ cao cưới vợ...
Từng hình trong tranh có khi được cường điệu đến ngoa ngoắt song đều thu về những hình cơ bản. Bé ôm gà như hình qủa trứng, con lợn như hình chữ nhật, các cặp đô vật trong tranh ..Đánh vật.. lại là chỗ hình tam giác, chỗ hình thang, có chỗ lại hình tròn. Các nhân vật trong tranh ..Hứng dừa.. và ..Đánh ghen.. vừa hài hước vừa táo tợn.
Các thế giới trong tranh dân gian đủ 3 tầng: Tầng trời, tầng trần và tầng đất. Chỉ cần vài chi tiết là gợi ra không gian cần cho sự việc xảy ra. Tsình trạng này rõ nhất ở tranh liên hoàn về Thạch Sanh.
(Tranh Thạch Sanh)
Với bố cục ấy, trừ tranh thờ thì các nhân vật thần, Phật được vẽ to ở giữa, các nhân vật phụ nhỏ hơn và ở 2 bên, các ngưòi thường dân và sinh vật lại nhỏ hơn nữa và ở dưới. Tỷ lệ này phụ thuộc vào quan hệ xã hội, tuỳ theo địa vị của từng nhân vật để phóng to hay thu nhỏ. Trái lại ở những tờ tranh tết thông thường, các nhân vật và các cảnh vật dù ngoài đời hết sức chênh lệch nhau nhưng với quan niệm bình đẳng, tất cả đều được vẽ lên mặt tranh với một độ lớn tương đương nhau. Lối viễn cận phản ánh tư tưởng bình quân của nông dân, tất cả đều được tôn trọng.
2. Đường nét:
Tranh dân gian dựng hình chủ yếu bằng đường nét được in, có khi in xong là bức tranh hoàn chỉnh, có nhièu tranh lại chỉ tô màu cho tươi và động sau khi in nét đen. Cả những tranh in màu kín thì nét được in sau nên rất rõ, nét bao lấy các mảng màu khiến mảng nào cũng tách bạch rõ ràng, nét tuỳ từng dòng tranh mà có sự khác nhau. Nét tranh Đông Hồ đậm chắc ít chi tiết vụn, nét tranh Hàng Trống mảnh mai, có phần tham lam nên hơi rối.
Cách sử dụng màu sắc và điển hình dưới bàn tay điêu luyện, các nghệ nhân đã tạo nên sự nhất quán giữa hình và màu, giữa nội dung và hình thức diễn tả tình cảm, tình cách nhân vật như tranh ..Đánh vật.., ..Hứng dừa.., ..Đánh ghen....với những nét khắc viền đậm dứt khoát, khoẻ nhưng không thô cứng, chắc nhưng mềm mại, thanh thoát của tranh Đông Hồ; nét viền thanh thanh, uyển chuyển, nhẹ nhàng của tranh Hàng Trống như tranh ..Công chúa.., ..Tam Đa....và những hình ảnh của xã hội đương thời được tái tạo rất điển hình bằng một phonh cách truyền thống càng làm tăng vẻ đẹp của tranh.
3. Màu sắc:
Thuật sử dụng màu sắc trong tranh dân gian rất tài tình, có thể nói đã đạt đến chuẩn mực tuyệt mỹ. Mỗi tranh mỗi vẻ. Những tranh tô màu phẩm xanh, đỏ, vàng..thì có những hoà sắc tương phản rực rỡ mà không sặc sỡ, loè loẹt.
Dù màu thuốc cái ở tranh điệp hay màu hoá chất ở nhiều dòng tranh khác thì cũng đều đằm thắm, chỉ rất ít màu, thiên về ánh sáng, hầu như không cần đến màu ghi trung gian. Những màu ấy dù in hay vẽ đều khiêm tốn, chỉ vài màu nhưng do cách chế biến, kỷ thuật in chồng, in lệch lại tạo thêm màu cổ truyền gọi là ..thuốc cái.. như son đỏ thắm được ghiền ra từ thứ đất đồi.
Màu đỏ vàng được chiết từ gỗ cây vang.
Màu vàng ấm lấy từ hoè hay dành dành.
Màu xanh chàm lấy từ cây chàm.
Màu đen xốp được nghêin từ than lá tre hoặc than rơm.
Màu trắng óng ánh được tạo ra từ vỏ con điệp.
Còn tranh hàng Trống là để phục vụ cho tầng lớp trung lưu và thị dân nên đường nét trong tranh thường mảnh mai trau chuốt, tinh tế; nghệ thuật thì công phu và sáng tạo. Màu thường dùng là màu phẩm nhuộm nguyên chất, song nhờ độ đậm nhạt của nét bút đã tạo được sự hài hoà, lung linh và chiều sâu của bức tranh. Những màu sắc cổ truyền đó cùng với chất mượt mà như lụa của giấy dó tưởng như ..vô hồn.. đã tạo nên những tác phẩm có hoà sắc tươi mát hoặc đậm đà ấm áp và tinh tế đến mức thần kỳ, tạo nên cái ..có hồn.. của tranh vẻ đẹp ấy còn nguyên vẹn cho đến nay và là nền tảng cho hoạt động nghiên cứu để phát triển nền nghệ thuật dân tộc.
Tranh dân gian nói chung, tranh Đông Hồ và tranh hàng Trống nói riêng rất chú trọng đến bố cục, đường nét và màu sắc. Đường nét được xem là ..dáng.. màu sắc là ..men.., bố cục theo lối ước lệ, thuận mắt. Ngoài ra, chữ hoặc câu thơ vừa là minh hoạ, vừa tạo cho tranh có bố cục ổn định, chặt chẽ.
IV. Kết luận
Tranh dân gian đã chứng tỏ sự thống nhất, hoàn chỉnh trong nếp nghĩ và lao động của một dân tộc và tính sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động, vì thế mang bản sắc dân tộc đậm đà.
Tuy nhiên, tranh dân gian cũng như các loại hình nghệ thuật dân gian khác có nguồn gốc bản địa, ăn sâu trong tâm hồn của người dân nhưng cần có sự giao lưu văn hoá của khu vực và thế giới thì mới học tập thêm để nâng cao. Trong đó tranh dân gian Trung Quốc là được các nghệ nhân Việt Nam tiếp xúc nhiều hơn cả.
Với nghệ thuật độc đáo của tranh dân gian đã để lại kho tàng mỹ thuật dân tộc thêm một giá trị văn hoá tiêu biểu. Đây là loại hình nghệ thụât đích thực, nhiều người vẫn luôn đam mê khám phá và khai thác cái đẹp ấy. Từ màu sắc cổ truyền đến chất mượt mà giấy lụa.. tạo nên những tác phẩm tinh tế đến diệu kỳ. Vẻ đẹp ấy còn nguyên đến nay và là nền tảng cho việc nghiên cứu, phát triển loại hình nghệ thuật dân tộc này. Điều đặc biệt là tranh dân gian phục vụ cho đông đảo tầng lớp bình dân để trang hoàng nhà cửa trong những ngày vui, ngày hội và trong mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Ngày nay, tranh dân gian không chỉ có giá trị lịch sử mà còn hàm chứa đầy đủ giá trị của một loại hình nghệ thuật đích thực. Trong điều kiện ..nhà đã cao, cửa đã rộng.., tranh dân gian cần được đổi mới cách chơi sang trọng như một thứ đồ hoạ đặc biệt mà mọi người dùng để làm đẹp ngôi nhà của mình. Các hoạ sỹ khai thác tranh dân gian ở các chất liệu và quan điểm thẩm mỹ, cho nó thăng hoa vào tác phẩm thì hồn dân tộc và chất thời đại sẽ có sức sống vĩnh hằng.